DOANH NHÂN TRẦN VĂN SẮC ĐẶT TÊN ĐƯỜNG TẠI THẢO ĐIỀN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC. Theo đó, tuyến đường mang tên danh nhân Trần Văn Sắc có lý trình từ điểm đầu: đường Thái Ly và điểm cuối: Cuối đường, với chiều dài: 345m, lộ giới 13m. Đường Trần Văn Sắc được đặt thay thế đường 44 Thảo Điền Quận 2 cũ. Hiện tại đường Trần Văn Sắc phường Thảo Điền, thành phố Thủ Đức.
Để góp phần thực hiện tốt công tác quản lý đô thị, quản lý hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong các hoạt động giao dịch kinh tế, văn hóa – xã hội trên địa bàn. Đồng thời, thể hiện sự trân trọng, giữ gìn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống và tuyên truyền, giáo dục cho hội viên, đoàn viên, thanh niên và học sinh về tiểu sử các danh nhân, nhân vật lịch sử, địa danh được đặt tên đường trên địa bàn phường Thảo Điền.
Ngày 25/4/2021, Đảng ủy - UBND phường Thảo Điền trân trọng tổ chức Lễ đặt tên đường trên địa bàn phường.
Đến tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Trí Dũng - Thành ủy viên, Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy Thành phố Thủ Đức;
Đồng chí Trần Hồng Quân - Nguyên UVTW Đảng, Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục.
Về phía lãnh đạo phường có đồng chí Lê Ngọc Dũng - Bí thư Đảng ủy phường;
Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường.
Cùng cá́c đồng chí trong ban Thường vụ/ Ban chấp hành Đảng bộ phường, trưởng, phó các ban ngành đoàn thể, cấp ủy các chi bộ, Đảng bộ bộ phận trực thuộc và đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn phường Thảo Điền.
Đặc biệt là sự hiện diện của Ông Trần Tử Trung - Con trai nhân vật lịch sử đặt tên đường Trần Văn Sắc cùng gia đình, thân nhân các danh nhân, nhân vật lịch sử được đặt tên đường trên địa bàn phường cùng đến tham dự.
* Sơ nét tiểu sử nhân vật lịch sử, danh nhân được đặt tên đường trên địa bàn phường Thảo Điền thành phố Thủ Đức:
THÔNG TIN LÝ TRÌNH TUYẾN ĐƯỜNG VÀ TIỂU SỬ DANH NHÂN TRẦN VĂN SẮC
Trần Văn Sắc (1911 – 1949)
Ông sinh ngày 27/10/1911 tại Long Thạnh, Phụng Hiệp, Cần Thơ.
Năm ông 20 tuổi (năm 1931), ông là học sinh trường Họa – Gia Định, tham gia phong trào cách mạng. Ngày 01/4/1931, ông bị địch bắt tại trụ sở Ấn loát của Xứ ủy Nam Kỳ (tại Chợ Lớn) cùng với 3 đảng viên cộng sản: Ung Văn Khiêm, Phan Hữu Trinh, Lê Hiên, hơn một năm sau đó (ngày 13/4/1932), ông được địch thả ra.
Sau khi ra tù, ông tiếp tục hoạt động cách mạng và bị mật thám Pháp nhận xét là một trong số những nhà hoạt động tích cực ở Long Xuyên và Cần Thơ. Ông đã từng thọ giáo cụ Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Bác Hồ) vào năm 1928 khi tham gia Tổ chức Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội. Ngày 27/11/1938, Hội nghị tổ chức tại Chợ Gạo, Mỹ Tho để bầu Ban Thường vụ Xứ ủy Nam Kỳ, ông là một trong số 11 đồng chí được bầu vào Ban Thường vụ lâm thời Xứ ủy Nam Kỳ.
Trong quá trình hoạt động cách mạng, ông đã từng nhiều lần bị địch bắt giam. Ông là tác giả của tác phẩm hội họa nổi tiếng “Nông dân và trâu mùa nước nổi đồng bằng sông Cửu Long”, vẽ năm 1930.
Ông hi sinh ở chiến khu Cần Thơ – Rạch Giá năm 1949.
Tiểu sử do Hội đồng đặt mới, sửa đổi tên đường, công viên, quảng trường và công trình công cộng Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp.
Gửi bình luận của bạn